Tinh dầu tràm có được mang lên máy bay hay không? Đây là thắc mắc của các khách hàng gửi đến HAKU Farm những ngày gần đây. Khi Cục hàng không Việt Nam đã ban hành công văn mới về vận chuyển dầu Tràm của Việt Nam. Cùng Shop tinh dầu HAKU Farm tìm hiểu kỹ hơn về công văn này để có câu trả lời chính xác nhất về việc vận chuyển dầu tràm bằng đường hàng không.
- Điểm chớp cháy (Flash Point) là gì? Mục đích đo nhiệt độ chớp cháy
- Bảng điểm chớp cháy / điểm bốc hơi của tinh dầu thiên nhiên
Tinh dầu tràm có được mang lên máy bay hay không?
Dầu tràm – tinh dầu tràm gió Cajeput là một trong những loại tinh dầu được yêu thích bởi nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp trong gia đình của dầu tràm. Tuy nhiên, dầu tràm có quy định riêng khi vận chuyển đường hàng không. Vì dầu tràm có điểm chớp cháy là 52°C (khoảng 125°F), đây là nhiệt độ mà hơi của dầu tràm sẽ cháy khi gặp tia lửa.
Theo Công văn của Cục Hàng không Việt Nam số 2974, ngày 22/7/2016 về việc vận chuyển các loại tinh dầu qua đường hàng không. Dầu tràm theo quy định của ICAO là hàng hóa nguy hiểm thuộc loại chất lỏng dễ cháy (Flammable Liquit), thuộc nhóm 3, UN2052 dưới tên gọi chung là Dipentene và dầu tràm không được mang lên tàu bay dưới dạng hành lý xách tay, hành lý ký gửi hoặc mang trong người hành khách hay tổ bay. Đối với tinh dầu sả, tinh dầu quế hiện tại các quy định ICAO cũng như của Việt Nam không có bất cứ hạn chế nào. Ngoài quy định chung là các chất lỏng, tinh dầu được coi là chất lỏng dễ cháy và là hàng hóa nguy hiểm nếu có điểm chớp cháy / điểm bốc hơi nhỏ hơn 60°C.
Công văn này đã được gửi đến các Cảng hàng không, công ty hàng không cả nước thông báo việc không cho phép vận chuyển dầu tràm / tinh dầu tràm dưới dạng hành lý xách tay, hành lý ký gửi khi đi máy bay. Dầu tràm chỉ được vận chuyển trên máy bay dưới dạng hàng hóa nguy hiểm và phải tuân theo quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Ngoài ra, các tinh dầu có điểm chớp cháy/điểm bốc hơi dưới 60°C phải được vận chuyển theo quy định đối với hàng hóa nguy hiểm vận chuyển bằng đường hàng không.
Công văn của Cục Hàng không Việt Nam về vận chuyển dầu tràm và các loại tinh dầu qua đường hàng không.
Qua bài viết “Tinh dầu tràm có được mang lên máy bay hay không?” trên, HAKU Farm mong rằng bạn nên cân nhắc việc vận chuyển nếu muốn mua dầu tràm để dùng hoặc tặng người thân bằng đường hàng không. Nếu bạn vẫn muốn mang dầu tràm khi đi đường hàng không, bạn phải gửi dưới dạng hàng hóa nguy hiểm. Nếu cố tình mang theo dầu tràm khi đi máy bay bạn có thể bị phạt theo quy định hoặc phải bỏ lại ngoài cửa hải quan, như vậy rất hoang phí.
Căng hè, Huế đã nghèo còn mắc cái eo…
Đối với tinh dầu sả, tinh dầu quế hiện tại các quy định ICAO cũng như của Việt Nam không có bất cứ hạn chế nào. Ngoài quy định chung là các chất lỏng, tinh dầu được coi là chất lỏng dễ cháy và là hàng hóa nguy hiểm nếu có điểm chớp cháy/điểm bốc hơi nhỏ hơn 60°C.
Khong co han che nao la sao b? La tinh dau sa que duoc len may bay fai k ak
Năm 2017, tôi và gia đình có đi du lịch Huế, mua được ít dầu tràm làm quà, nhưng mang đến cảng tàu bay thì bị bắt bỏ lại. Đến giờ vẫn còn thấy tiếc!
The Real Person!
The Real Person!
Dầu tràm được mua ở Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng… là chất dễ cháy nên luôn bị kiểm tra rất kỹ và từ chối mang theo để đảm bảo an toàn bay. Hy vọng là các shop/cửa hàng bán ở các điểm du lịch sẽ khuyến cáo khách trước khi bán ạ.
Họ biết nhưng có bao giờ họ nói
Riêng vụ dầu tràm ở Huế thì hình như an ninh hàng không sân bay Phú Bài đặc biệt chú ý món này, đa phần khách vào Huế du lịch hay mua món này nên an ninh rất để ý.
Cơ quan vợ em hồi tháng 5 đi Huế thì cả đoàn bị tóm dầu tràm, không sót 1 ai hết.
Thông tin này chính xác ne!
Đợt nghỉ Tết về không biết, mua chai dầu tràm cho đứa cháu thì không được mang lên máy bay, lúc đó cũng bực mình
cảm ơn thông tin
ai đến huế cần biết thông tin này!
Theo luật 2016, thì không cho phép vận chuyển tinh dầu tràm mang theo trên người, hành lý lên máy bay. Tin có đăng trên cổng thông tin Huế, Cục hàng không Việt Nam.
Cảm ơn. Thông tin cần thiết và hữu ích để lưu ý khi đi máy bay.