Từ rất lâu trước đây, tinh dầu hoắc hương đã được yêu thích, phổ biến bởi mùi hương ngọt ngào, tính kháng viêm, chống ô xi hóa, an thần, đuổi côn trùng,… Hãy cùng Tinh dầu thiên nhiên HAKU Farm khám phá tác dụng của tinh dầu hoắc hương trong chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, cải thiện tâm trạng qua bài viết sau.

hinh anh cong dung cua tinh dau hoac huong
Công dụng của tinh dầu hoắc hương đối với sức khỏe và làm đẹp

I. Tinh dầu hoắc hương là gì?

Tinh dầu hoắc hương Patchouli được chiết xuất từ lá cây hoắc hương, bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Tinh dầu hoắc hương có mùi thơm nhẹ, giúp khử mùi, đuổi côn trùng, kích thích tiêu hóa, làm đẹp, tái tạo tế bào, tăng tuần hoàn máu,…. được sử dụng trong ngành sản xuất nước hoa, dược phẩm, chăm sóc sắc đẹp, liệu pháp hương thơm và thiền định.

 

II. Vì sao tinh dầu hoắc hương lại có lợi cho sức khỏe?

Tinh dầu hoắc hương chứa thành phần hóa học có tính chống viêm, kháng khuẩn, chống ô xi hóa,.. có lợi cho sức khỏe gồm:

  • Patchoulol.
  • Caryophyllene.
  • α-Bulnesene.
  • α-Guaiene.

Patchoulol giúp:

  • Cân bằng cảm xúc.
  • Làm dịu tâm trạng.

Caryophyllene có tác dụng:

  • Chống viêm.
  • Kháng vi khuẩn.
  • Chống trầm cảm.
  • Chất chống oxy hóa.
  • Thuốc giảm đau.
  • Bảo vệ thần kinh.

α-Bulnesene có công dụng: Chống viêm.

α-Guaiene có biểu hiện sau: Hương thơm ngọt, cay.

hinh anh cay hoac huong la gi cong dung cua cay hoac huong doi voi suc khoe
Cây hoắc hương là cây gì? Công dụng của cây hoắc hương đối với sức khỏe. Xem thêm Tại Đây.

III. Tinh dầu hoắc hương có tác dụng gì?

1. Kháng khuẩn chống viêm

Tinh dầu hoắc hương chứa các thành phần hóa học chính có tính chất chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm. Chúng được áp dụng để khử trùng vết thương, giảm sưng viêm, chống nhiễm trùng các vết sưng tấy, vết côn trùng cắn, vết loét da… và điều trị nhiễm trùng da, trị nấm da. Chỉ cần chà 2-3 giọt tinh dầu hoắc hương lên khu vực cần điều trị hoặc nhỏ 5-10 giọt tinh dầu vào bồn tắm.

2. Cân bằng cảm xúc, chống trầm cảm

Tinh dầu hoắc hương chứa chất Patchoulol giúp cân bằng về mặt cảm xúc, làm dịu tâm trạng, giảm cảm xúc tức giận, lo lắng, tăng cảm xúc tích cực. Chúng được sử dụng để chống trầm cảm, dùng để tĩnh tâm trong thiền định, thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi,… Bạn có thể hấp thu và cảm nhận tác dụng của tinh dầu hoắc hương bằng máy khuếch tán hoặc đèn xông tinh dầu, hay ngâm mình trong bồn tắm nước ấm với 7- 10 giọt tinh dầu.

3. Làm đẹp da, chống lão hóa

Tinh dầu hoắc hương chứa Caryophyllene có tác dụng chống oxi hóa, sát khuẩn giúp làm đẹp da, giảm nếp nhăn, lỗ chân lông to, giảm sẹo, trị mụn hiệu quả. Để có làn da mịn màng, rạng rỡ bạn có thể xông mặt với vài giọt tinh dầu 1-2 lần trong tuần. Kết hợp tinh dầu với dầu nền để trẻ hóa làn da, chống sạm da, se lỗ chân lông hoặc chấm tinh dầu lên vết sẹo, mụn.

4. Chăm sóc tóc

Tác dụng của tinh dầu Patchouli giúp chống rụng tóc là nhờ đặc tính kích thích sự co thắt cơ. Thông thường bạn có thể pha loãng tinh dầu cùng dầu nền để ủ tóc, massage chân tóc hoặc nhỏ vào dầu gội đầu giúp tóc chắc khỏe, giảm xơ rối.

hinh anh tac dung cua tinh dau hoac huong
Tác dụng của tinh dầu hoắc hương đối với tinh thần và thể chất

5. Nước hoa tự nhiên

Tinh dầu hoắc hương được ứng dụng trong nghành sản xuất nước hoa rất phổ biến. Bạn cũng có thể tạo ra hương thơm tự nhiên của riêng mình bằng cách kết hợp tinh dầu hoắc hương với tinh dầu hoa mà bạn yêu thích. Nước hoa từ tinh dầu hoắc hương không chỉ thơm quyến rũ mà còn có tác dụng trị liệu hương thơm tuyệt vời.

6. An thần, ngủ ngon

Ngoài công dụng thư giãn, tinh dầu hoắc hương còn có tác dụng an thần, giúp điều trị chứng mất ngủ, thúc đẩy, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon và sâu hơn. Để ngủ ngon hơn bạn có thể nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu lên gối, chà vào tay và đưa lên mũi hít, hay đơn giản là lan tỏa mùi hương với máy khuếch tán, đèn xông tinh dầu.

7. Tác dụng của tinh dầu hoắc hương trong việc đuổi côn trùng

Mùi hương quyến rũ của tinh dầu hoắc hương còn có tác dụng đuổi côn trùng như muỗi, rệp, kiến, bọ chét,… hiệu quả. Để đuổi côn trùng bạn có thể pha loãng rồi dùng bình xịt, lan tỏa hương thơm bằng máy khuếch tán.

IV. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu hoắc hương

Tinh dầu hoắc hương Patchouli được công nhận là an toàn để sử dụng ngoài da (với dầu vận chuyển) và sử dụng để khuyếch tán. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng ở liều quá cao vì có thể làm tăng tác dụng an thần và thèm ăn. Giống như hầu hết tinh dầu khác, tinh dầu hoắc hương được khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú trừ khi có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng của tinh dầu hoắc hương hiệu quả trong việc chăm sóc da, tóc, tinh thần và thể chất. Hãy bổ sung tinh dầu hoắc hương vào bộ sưu tập những loại tinh dầu hoàn hảo để chăm sóc cuộc sống gia đình bạn. Click xem thêm tinh dầu hoắc hương Patchouli nguyên chất tại đây!

5 bình luận trên bài viết “Tác dụng của tinh dầu hoắc hương với sức khỏe và làm đẹp

  1. Avatar of Quỳnh Anh
    Quỳnh Anh nói:

    mùi của hoắc hương dễ chịu, mà không biết sao có nhiều tác dụng quá nhỉ ^^ cảm ơn đã chia sẻ nha shop ^^

  2. Avatar of Kiều Vy
    Kiều Vy nói:

    không biết ngoài các tác dụng trên, thì tinh dầu còn công dụng gì khác nữa không? mình muốn tìm hiểu kĩ chút, vì loại cây này thấy ở ngoài rất nhiều, ít thấy ai sử dụng

    • Avatar of Thúy Nguyễn
      Thúy Nguyễn

      The Real Person!

      Author Thúy Nguyễn acts as a real person and verified as not a bot.
      Passed all tests against spam bots. Anti-Spam by CleanTalk.

      The Real Person!

      Author Thúy Nguyễn acts as a real person and verified as not a bot.
      Passed all tests against spam bots. Anti-Spam by CleanTalk.
      nói:

      Chào chị, tinh dầu hoắc hương với tinh chất đặc biệt của mình còn được sử dụng trong nghành dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm nhé.

  3. Avatar of Minh Quân
    Minh Quân nói:

    Theo mình được biết, thì tinh dầu hoắc hương được chiết xuất từ lá cây hoắc hương – một trong nhwuxng thành phần quan trọng của nước hoa. Đặc trưng của hoắc hương là càng để lâu càng tốt, độ nhớt càng sâu, màu sẫm và cũng đậm mùi đất.

    Ở Việt Nam thì không phổ biến tinh dầu lắm, do giá tương đối cao hơn các loại sả chanh, bưởi, quế,… người biết thì mới lựa chọn ^^

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *