Tác dụng của cây chùm ngây và hàm lượng dinh dưỡng cao, đa dạng đã được các nhà khoa học nghiên cứu và xác nhận. Chúng giúp hỗ trợ dạ dày, bảo vệ hệ tim mạch, giảm cholesterol, huyết áp cao, béo phì, tăng sức đề kháng,..

Có quá nhiều lợi ích từ chùm ngây để bạn quyết định thêm chúng vào danh sách thực phẩm của mình. Hãy cùng Shop tinh dầu thiên nhiên HAKU Farm tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của cây chùm ngây và những lưu ý khi sử dụng qua bài viết sau nhé.

tac dung cua cay chum ngay va nhung luu y khi su dung 1
Cây chùm ngây là cây gì?

Chùm ngây là gì?

Chùm ngây là cây thân gỗ thuộc Chi Chùm ngây (Moringaceae), xuất xứ ở Nam Á, có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, được khai thác và sử dụng ở nhiều nơi trên Thế Giới. Mặc dù tác dụng của cây chùm ngây mới được các nhà khoa học hiện đại phát hiện giá trị gần đây, nhưng chúng đã được người Ai Cập, La Mã, Hy Lạp sử dụng từ thời cổ đại vì đặc tính chữa bệnh.

 

I. Một số thông tin cơ bản của cây chùm ngây 

  • Tên tiếng Việt: Chùm ngây, Ba đậu dại.
  • Tên tiếng Anh: Moringa tree, Horseradish tree (Cây cải ngựa), Drumstick tree (Cây dùi trống), Bel-oil tree (Cây dầu bel).
  • Tên khoa học: Moringa oleifera thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae).

Chùm ngây là cây thân mộc cỡ trung bình, thân cây bóng mượt, có khả năng tăng trưởng nhanh. Cây có thể cao 5-6 mét, đường kính 10cm khi 1 tuổi và hàng chục mét khi trưởng thành (3-4 năm tuổi).

Lá cây thuộc loại lá kép dài 30–60 cm, màu xanh mốc, hình lông chim, mỗi lá dài 12–20 mm hình trứng, mọc đối có 6-9 đôi. Hoa màu trắng kem, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ và nhiều mặt, nở vào tháng 1 và tháng 2.

Quả dạng nang treo dài 25–40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, hạt hơi gồ lên, có khía rảnh dọc theo quả. Hạt màu đen tròn có 3 cạnh, cỡ hạt đậu Hà Lan.

Từ lâu người ta đã phát hiện chùm ngây mọc hoang ở Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, vùng Bảy Núi ở An Giang, đảo Phú Quốc… và trong vòng vài chục năm trở lại đây đã được nhân giống, trồng và khai thác do có giá trị kinh tế cao. 

II. Giá trị dinh dưỡng của chùm ngây

Chùm ngây chứa các vitamin (C, A, B1, B2, B3, B5, B6, B9), khoáng chất (Canxi, Sắt, Magiê, Mangan, Phốt pho, Kali, Natri, Kẽm), chất béo, chất đam,…

tac dung cua cay chum ngay va nhung luu y khi su dung 4
Giá trị dưỡng chất và tác dụng của cây chùm ngây đã được khoa học chứng minh

Giá trị dinh dưỡng của lá chùm ngây nhiều hơn so với các loại quả, hạt khác gấp nhiều lần, cụ thể như sau:

  • Protein gấp 2 lần sữa chua
  • Vitamin C gấp 7 lần cam
  • Vitamin A hơn 4 lần cà rốt
  • Vitamin E gấp 3 lần hạnh nhân
  • Canxi nhiều gấp 4 lần sữa
  • Kali gấp 3 lần so với chuối
  • Sắt gấp 3 lần rau chân vịt và quả óc chó

 

III. Những công dụng của cây chùm ngây đối với sức khỏe và đời sống

tac dung cua cay chum ngay va nhung luu y khi su dung 2
Tác dụng của cây chùm ngây trong chăm sóc sức khỏe

1. Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng

Chùm ngây là cây có thể dùng tất cả các bộ phận của nó gồm: lá, vỏ cây, quả, hạt và rễ. 

Lá chùm ngây:

  • Chứa hàm lượng protein cao có thể thay thế thịt, rất tốt cho người ăn chay.
  • Chứa các axit amin arginine và histidine thiết yếu cho trẻ sơ sinh, chống suy dinh dưỡng.
  • Ở phương tây người ta sử dụng lá để thêm vào salad, làm nước sốt, súp,…
  • Lá chùm ngây ở Việt Nam được dùng để nấu canh, sinh tố, trộn gỏi, ăn sống,….
  • Phổ biến nhất trên Thế Giới vẫn là dạng bột lá chùm ngây.
  • Lá kích thích động vật sản xuất sữa, nâng cao chất lượng thịt.
  • Chiết xuất từ lá chùm ngây còn giúp cây trồng tăng trưởng, tăng năng xuất và cải thiện sức đề kháng của cây.

Hoa chùm ngây được dùng làm rau hoặc pha trà bởi chúng giàu dinh dưỡng và mật.

Quả chùm ngây so với lá ít các vitamin, khoáng chất hơn, nhưng giàu vitamin C hơn. Trong 100 gram quả chùm ngây tươi chứa 157% nhu cầu vitamin C hàng ngày của một người.

Hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng hoặc dùng chiết xuất dầu chùm ngây bằng công nghệ ép lạnh để nấu ăn, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

Trái chùm ngây non được dùng xào, nấu canh, hầm xương, ninh súp như đậu cô ve và cho hương vị gần tương tự măng tây.

Rễ chùm ngây non có thể ăn sống hoặc làm gia vị như mù tạt.

2. Bảo vệ gan

Chùm ngây chứa các chất làm giảm tổn thưởng gan do thuốc chống lao, kích thích quá trình hồi phục gan.

3. Hỗ trợ điều trị rối loạn dạ dày

Chùm ngây có tính kháng acid, kháng histamin, kháng khuẩn nên rất hiệu giúp điều trị các rối loạn ở bụng như: táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày và viêm đại tràng loét.

4. Chống viêm, kháng khuẩn

Chùm ngây có tính chống viên, kháng khuẩn, kháng nấm nên được ứng dụng vào mục đích bảo quản thực phẩm.

5. Phòng ngừa ung thư

Tác dụng của cây chùm ngây trong phòng ngừa ung thư là do chứa 46 loại chất chống ô xi hóa, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

6. Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer

Chùm ngây giúp thay đổi các monoamines não như norepinephrine, serotonin và dopamine, giúp bảo vệ, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.

7. Cải thiện sức khoẻ xương

Chùm ngây chứa khoáng chất thiết yếu như canxi và phốt pho có lợi cho việc phòng ngừa loãng xương, xương chắc khỏe. Đồng thời nhờ tính chất chống viêm, giảm đau giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp, gãy xương.

8. Tăng khả năng miễn dịch

Chùm ngây kích thích hệ thống miễn dịch bằng các tác động tích cực như: tăng tổng số bạch cầu, kháng thể,… Chùm ngây là loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là người đau yếu, bệnh tật.

9. Ức chế hệ miễn dịch

Hạt chùm ngây có đặc tính ức chế miễn dịch, phục vụ cho các trường hợp điều trị cấy ghép nội tạng, các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp. Chúng giúp ức chế miễn dịch giúp các cơ quan mới được ghép an toàn trong cơ thể.

10. Bảo vệ hệ tim mạch

Chùm ngây chứa các chất chông ô xi hóa mạnh giúp ngăn ngừa tổn thương cơ tim, duy trì một trái tim khỏe mạnh.

11. Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Chùm ngây có tác dụng giảm lượng đường trong máú, nước tiểu, cải thiện rõ rệt nồng độ hemoglobin và tổng hàm lượng protein ở người tiểu đường.

12. Hỗ trợ điều trị hen

Nhờ tác dụng của cây chùm ngây trong việc chống viêm, chống dị ứng, giảm co thắt giúp giảm các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản, viêm đường hô hấp, viêm mũi dị ứng, sốc phản vệ.

13. Phòng sỏi thận, sỏi bàng quang

Các chất trong chùm ngây có tác dụng chống mất nước và làm giảm đáng kể oxalat trong nước tiểu. Điều này giúp chống lại sự hình thành sỏi trong thận, bàng quang.

14. Bảo vệ thận

Chùm ngây có tính chống ô xi hóa cao, hấp thụ, loại bỏ kim loại nặng, chất độc hại giúp giảm tổn thương, bảo vệ thận.

15. Hồi phục vết thương

Lá chùm ngây giúp vết thương nhanh đóng vảy, giảm sẹo và nhanh lành hơn.

16. Điều hòa huyết áp

Chùm ngây giúp điều duy trì mức độ tối ưu của huyết áp, lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa cao huyết áp, giảm lượng mỡ trong gan, thận và huyết thanh tăng cao.

17. Cải thiện sức khoẻ mắt

Nhờ giàu các chất chống ô xi hóa mà chùm ngây rất có lợi trong việc chăm sóc và bảo vệ mắt. Chúng cũng ức chế sự dày lên của màng mao mạch và ngăn ngừa rối loạn chức năng võng mạc.

18. Ngừa thai

Chất chiết xuất từ chùm ngây chứa alpha-sitosterol cấu trúc giống estrogen, có tác dụng ngăn ngừa thụ tinh, giúp ngừa thai.

19. Bổ máu

Chùm ngây có lợi trong việc điều trị bệnh thiếu máu, bệnh hồng cầu lưỡi liềm.

20. Chăm sóc da và tóc

Dầu chùm ngây giúp ngăn ngừa lão hóa da, giảm nếp nhăn, vết nâu, bảo vệ da, tóc khỏi các tác động của tia cực tím, kích thích mọc tóc,… 

21. Làm sạch nước:

Hạt chùm ngây được sử dụng trong các hệ thống lọc nước tự nhiên. Hạt của nó hoạt động như một chất kết tụ, giúp loại bỏ chất gây ô nhiễm và tảo gây hại.

IV. Những lưu ý khi sử dụng chùm ngây cần phải biết

tac dung cua cay chum ngay va nhung luu y khi su dung 4
Những vấn đề cần lưu ý để tác dụng của cây chùm ngây được phát huy ở mức tối đa

Chùm ngây giàu dinh dưỡng, chất chống ô xi hóa nhưng nếu sử dụng nhiều, không đúng cách cũng có tác dụng phụ. Khi sử dụng chùm ngây nên lưu ý các vấn đề sau:

1. Không dùng cho phụ nữ có thai

Như phần tác dụng của cây chùm ngây đã nhắc đến, vì chứa alpha-sitosterol (có cấu trúc giống estrogen) gây co cơ trơn, có thể gây sảy thai. Vì thế phụ nữ có thai tuyệt đối không ăn chùm ngây.

2. Thu hái và chế biến trong vòng 12 tiếng

Chỉ nên sấy lạnh và chế biến trước 12 tiếng sau khi thu hái để tác dụng của cây chùm ngây được cao nhất. Với lá tươi nếu không ăn hết phải bọc kín để không làm héo lá, mất giá trị dinh dưỡng.

3. Không nấu quá kỹ

Chỉ nên nấu chùm ngây vừa chín tới để bảo toàn các chất dinh dưỡng cao nhất. Vì chùm ngây có vị ngọt nên khi nấu chỉ cần nêm với một chút muối, hạt nêm.

4. Không nên dùng chùm ngây buổi tối

Chùm ngây giàu vitamin C giúp tinh thần hưng phấn, tỉnh táo vì vậy không nên ăn vào buổi tối.

Có quá nhiều lợi ích từ chùm ngây để bạn quyết định thêm chúng vào danh sách thực phẩm của mình. Ngoài ra bạn có thể sử dụng dầu Chùm ngây được sản xuất bằng phương pháp ép lạnh, giàu dinh dưỡng, giúp dưỡng da, chống lão hóa, dưỡng tóc và chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Click để xem DẦU CHÙM NGÂY nguyên chất.

48 bình luận trên bài viết “Tác dụng của cây chùm ngây và những lưu ý khi sử dụng

  1. Avatar of Nam Nguyên Dược
    Nam Nguyên Dược nói:

    “Cần lưu ý khi sử dụng chùm ngây làm thuốc, nhất là khi sử dụng rễ chùm ngây. Rễ cây chùm ngây có vị đắng, hơi cay có tính nóng, có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, tiêu viêm, đặc biệt không dùng cho phụ nữ có thai đặc biệt phụ nữ trong thời gian sinh đẻ. Nếu sử dụng trong 5 – 7 ngày liên tục có thể gây xảy thai và vô sinh.”
    – Theo bác sĩ Nguyễn Văn Nghị – Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Đồng Nai

    • Avatar of Trần Thanh Phương
      Trần Thanh Phương nói:

      Giôngd như rau ngót, nó làm kích thích tử cung co bóp nên chống chỉ định với bà bầu, nhg lại rất tốt cho bà đẻ.😁

  2. Avatar of trương
    trương nói:

    theo như tôi đọc trên các website y học thì chùm ngây (moringa) có hơn 90 dưỡng chất tốt cho sức khỏe của con người . một loài cây rất đặc biệt , cũng tương đối dễ trồng , sử dụng cũng đa dạng

    • Avatar of Hồng Oanh
      Hồng Oanh nói:

      Cây này nhà có trồng trước có lên tìm hiểu tác dụng rất tốt cho cơ thể nhưng ko hiểu sao mình chẳng thích ăn nó, có khi ko ngó ngàng gì tới😭😭 giờ xem nghĩ lại thật là phí phạm quá đi mà. Chắc bây giờ cố gắng ăn😊😋

      • Avatar of Nhật Minh
        Nhật Minh nói:

        Ngoài giá trị dinh dưỡng, lá Chùm ngây rất giàu flavonoid, là nhóm hợp chất tốt cho tim mạch, giảm huyết áp, chống lão hoá, hỗ trợ điều trị đái tháo đường,…Ngoài lá thì hạt, vỏ thân và rễ Chùm ngây đều là vị thuốc trong y học cổ truyền.

    • Avatar of Đạo Nữ Tuyết Minh
      Đạo Nữ Tuyết Minh nói:

      Cây này người chăm bọn mình dùng để nấu canh ăn hằng ngày và nó là một cây thuốc theo phương thuốc nam người chăm của mình hay đi bán.

  3. Avatar of Thụy Thảo Ly
    Thụy Thảo Ly nói:

    Chùm ngây có nhiều dưỡng chất, cũng như canxi và vitamin c => không nên ăn quá nhiều dễ gây dư chất không tốt cho sức khỏe!

    • Avatar of Trần Thanh Phương
      Trần Thanh Phương nói:

      chùm ngây là rau nội địa, thời ông bà cha mẹ nghe kể mọc nhiều đến nỗi không thèm ăn, nhưng tới thời mình, thì không có mà ăn

  4. Avatar of Long
    Long nói:

    Chỗ bị sâu đục thân ở trên cây chùm ngây chảy ra 1 chất nhầy, nghe người ta nói chất nhầy đó ngâm rượu chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả. Ai biết công dụng của nó cho mình xin ý kiến.

  5. Avatar of Nguyễn Thanh Quang
    Nguyễn Thanh Quang nói:

    Bữa đi hội chợ xanh tử tế thấy một quầy bán bột chùm ngây, pha với nước chanh, vị y như cam mà ngon hơn nhiều. Nghe người tư vấn nói thì uống giải khát tốt, mà cũng tốt cho sức khỏe nữa 😀

  6. Avatar of Long Nguyen
    Long Nguyen nói:

    Chợ có bán nhưng chưa nhiều phổ biến như rau ngót, nên ăn đi bakon, chị mình mổ U tuyến giáp xong, ăn rau này thường xuyên, nay khỏe mạnh bình thường, da hồng hào, … nấu canh như rau vậy thôi

    • Avatar of Vàng Bạc Thu Thu
      Vàng Bạc Thu Thu nói:

      Nha minh da trong duoc 5 năm .ăn thì it tăng hang xom thì nhều .cac ban nen nấu pha 50% cùng rau ngot sẽ k ngấy .cho thit băm chứ cho xương sẽ béo kho ăn nhe

      • Avatar of Lê thanh sang
        Lê thanh sang nói:

        Cho mình hỏi: thân và rể cây chùm ngây có trị được bệnh gai đốt sống lưng và thoái hóa cột sống không ạ

        • Avatar of Đoàn Huy Hà
          Đoàn Huy Hà nói:

          Mình mới được tiếp xúc nhưng thử dùng lá, thấy rất hợp: không mùi vị, ngon. Tìm hiểu qua mạng, thấy rất hấp dẫn, Mình đang dùng lá Chùm ngây ăn sáng với mỳ tôm( nấu nước vừa sôi, cho lá vào, vừa sôi lại, cho mỳ tôm vô, nhấc xuống, không cần gia vị gì thêm, ngoài gói bội nêm của mì tôm! Hãy thử đi!

  7. Avatar of Phạm Thị Ngọc Hà
    Phạm Thị Ngọc Hà nói:

    Cây chịu đựoc khí hậu thời tiết nóng khô hạn nên đựoc trồng nhiều ở miền trung nuoc ta. Lá dùng làm món canh ăn. Sử dụng phần lá , đọt non làm món ăn. Tuốt nhẹ các cành là lấy đựoc lá. Cách nêm nếm và thửong thức như món canh rau ngót nhưng dễ ăn hơn vì lá rau mềm. Lá hái dùng ngay ko nên để qua ngày làm mất chất dinh dữong cũng như độ ngon.

  8. Avatar of Duong Anh
    Duong Anh nói:

    Rau này nấu canh thịt băm ngon lắm luôn nè. Tương tự như rau ngót vậy. Nhưng vị đậm đà hơn rất nhiều 😋😋

  9. Avatar of Võ thanh yến
    Võ thanh yến nói:

    Tôi đã nghe về cách sử dung cây chùm ngây nhưng không biết dùng theo liều lượng bao nhiêu /1ngay. Xin giúp cho biết. Cám ơn/

  10. Avatar of NgAn Hua
    NgAn Hua nói:

    Các bạn lên mạng mua loại chế biến thành trà túi lọc .rất là rẻ và tiện lợi ,muốn dùng lúc nào cũng được chỉ cần hẩm nước sôi 10 phút cho thêm chút mật ong uống rất ngon.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *