Biểu hiện triệu chứng của sốt xuất huyết là gì? Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Trong cuộc họp giữa tháng 6/2025, Bộ Y tế công bố số ca mắc sốt xuất huyết tại năm 2024 là khoảng 140.000 ca, cho thấy mức độ nghiêm trọng và tốc độ lây lan nhanh chóng của bệnh. Làm sao để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này một cách tự nhiên, an toàn? Hãy cùng Tinh dầu thiên nhiên HAKU tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

trieu chung cua sot xuat huyet
biểu hiện triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn bạn cần biết.

1. Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết Dengue (phiên âm là [‘deŋgeɪ], cách đọc tiếng Việt là Đăng-gơ), là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra và muỗi vằn Aedes aegypti là vật trung gian truyền bệnh. Bệnh xảy ra phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Bệnh sốt xuất huyết được công nhận lần đầu tiên năm 1950, khi dịch bệnh xảy ra ở Phi-líp-pin và Thái Lan.

Hiện virus Dengue có 4 chủng khác nhau (DEN-1 đến DEN-4), vì vậy một người có thể bị sốt xuất huyết nhiều lần trong đời nếu nhiễm các chủng khác nhau. Những chủng DEN-2 và DEN-3 có nguy cơ gây bệnh nặng hơn. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ mắc bệnh và tử vong cao nhất trong 10 năm trở lại đây (*).

(*)Nguồn: wikipedia.org

2. Con đường – Nguyên nhân lây truyền sốt xuất huyết 

Sốt xuất huyết do muỗi Aedes aegypti truyền virus Dengue khi:

  • Đốt người đã nhiễm bệnh, sau đó đốt người lành → truyền virus.
  • Đẻ trứng trong môi trường ẩm ướt, như chậu cây, lu nước → sinh sôi và tiếp tục truyền bệnh.

Vì vậy, phòng muỗi cắn chính là cách hiệu quả nhất để phòng sốt xuất huyết.

muoi van truyen benh sot xuat huyet
Muỗi Aedes aegypti – muỗi vằn là nhân tố truyền nhiễm bệnh sốt xuất huyết.

3. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn

Biểu hiện của sốt xuất huyết khá giống bệnh cúm. Bệnh này còn khiến ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn cũng có thể gây tử vong.

a. Giai đoạn ủ bệnh (3-10 ngày)

Sau khi bị muỗi đốt, người bệnh sẽ không có biểu hiện gì rõ ràng. Đây là giai đoạn virus âm thầm xâm nhập và phát triển.

b. Giai đoạn sốt Dengue

Bệnh bắt đầu bùng phát với các triệu chứng giống cảm cúm:

  • Sốt cao đột ngột (39–40°C)
  • Đau đầu, đau sau hốc mắt
  • Đau nhức cơ, khớp, mỏi toàn thân
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Chán ăn, tiêu chảy
  • Phát ban nhẹ hoặc nổi mẩn đỏ
hinh anh bieu hien cua sot xuat huyet
Phát ban, một biểu hiện triệu chứng của sốt xuất huyết.

c. Giai đoạn sốt xuất huyết nặng Dengue (biến chứng)

Giai đoạn nguy hiểm thường sau 3-7 ngày từ khi phát sốt, bao gồm:

  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn mửa ra máu
  • Chảy máu chân răng, chảy máu cam
  • Vật vã, bồn chồn, thở nhanh
  • Xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng nguy hiểm

24–48 giờ sau khi sốt giảm là giai đoạn nguy hiểm nhất, có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Sau giai đoạn này, bệnh nhân sẽ bình phục trong vòng 2 đến 3 ngày.

4. Cách điều trị sốt xuất huyết

Hiện chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết – virus Dengue, mà chỉ điều trị triệu chứng.

Việc điều trị chủ yếu là:

  • Hạ sốt bằng Paracetamol (không dùng Aspirin hoặc Ibuprofen vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết)
  • Uống nhiều nước (nước dừa, oresol, nước lọc, nước rau củ…)
  • Theo dõi liên tục các triệu chứng tại cơ sở y tế

Khi có dấu hiệu sốt cao, xuất huyết, buồn nôn, đau bụng… hãy đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

KHI CÓ NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA SỐT XUẤT HUYẾT (MỤC 3), BỆNH NHÂN PHẢI ĐẾN NGAY TRUNG TÂM Y TẾ, BỆNH VIỆN GẦN NHẤT ĐỂ ĐƯỢC CHUẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC. NHẰM ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT KỊP THỜI, GIÚP TRÁNH NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CÓ THỂ XẢY RA.

 

5. Cách phòng sốt xuất huyết hiệu quả tại nhà

Bệnh không có thuốc đặc trị nên phòng bệnh là cách tốt nhất. Dưới đây là các phương pháp được khuyến cáo:

  • Ngủ màn mỗi đêm.
  • Phun thuốc diệt muỗi đúng cách.
  • Loại bỏ nơi muỗi đẻ trứng (dọn dẹp lu nước, khay chậu ẩm).
  • Trồng loại cây đuổi muỗi xung quanh nhà.
  • Sử dụng tinh dầu đuổi muỗi để bảo vệ không gian sống.

6. Phòng bệnh tự nhiên bằng tinh dầu thiên nhiên

Thay vì dùng hóa chất độc hại, bạn có thể bảo vệ cả gia đình bằng cách khuếch tán tinh dầu đuổi muỗi trong phòng ngủ, phòng khách, bếp và phòng trẻ nhỏ.

Một số loại tinh dầu đuổi muỗi hiệu quả cao:

  • Tinh dầu sả chanh: hương thơm dịu nhẹ, đuổi muỗi cực mạnh.
  • Tinh dầu bạc hà: làm sạch không khí, xua muỗi tự nhiên.
  • Tinh dầu oải hương: an toàn cho trẻ nhỏ, thơm thư giãn.
  • Tinh dầu bưởi hoặc tinh dầu quế: kết hợp kháng khuẩn, kháng viêm.
Biểu hiện triệu chứng của sốt xuất huyết là gì?
Biểu hiện triệu chứng của sốt xuất huyết là gì?

7. Mua tinh dầu thiên nhiên ở đâu uy tín?

Nếu bạn đang tìm nơi mua tinh dầu thiên nhiên nguyên chất để phòng sốt xuất huyết, hãy chọn ngay HAKU shop tinh dầu thiên nhiên luôn đồng hành cùng sức khoẻ của gia đình Việt.

HAKU cam kết:

  • 100% nguyên chất, không pha tạp, không hóa chất.
  • An toàn cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
  • Giao hàng toàn quốc, tư vấn tận tình.

Liên hệ với HAKU qua:

Việt Nam nằm trong vùng sốt xuất huyết, bệnh xảy ra quanh năm và bùng phát thành dịch vào mùa mưa. Vì vậy, hãy nhớ kỹ nhữngbiểu hiện triệu chứng của sốt xuất huyết để bảo vệ gia đình bạn. Phát hiện bệnh sớm nhất có thể để chữa trị kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. 

Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh, nên chỉ có cách phòng sốt xuất huyết duy nhất, hiệu quả nhất là đuổi muỗi, kiểm soát muỗi truyền bệnh.

Bạn có thể tham khảo chi tiết cách đuổi muỗi hiệu quả cho cả nhà, phòng sốt xuất huyết TẠI ĐÂY.

22 bình luận trên bài viết “Triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn bạn cần biết

  1. Lê Hoàng Minh Quân nói:

    Nhớ hồi xưa, ở dưới quê mình có gia đình kia, đứa con bị sốt xuất huyết mà đưa lên bệnh viện huyện người ta chuẩn đoán là sốt siêu vi, bắt nằm ở đó không cho chuyển viện, rốt cuộc đứa con mất oan uổng. Sau này đi ngang nhà buổi trưa, vẫn thấy 2 vợ chồng đó ăn cơm, chừa thêm 1 chén cho đứa con đã mất. Đau lòng gì đâu!

      • Moc nói:

        Vậy bảo sao người ta ùn ùn đổ lên tuyến trên làm quá tải,vì người ta không thể tin tưởng mấy ông BS nữa mùa hay thực tập mà thường hay vạt xuống dưới. Một sinh mạng ra đi oan uổng do sự tắc trách hoặc năng lực yếu kém nhưng người ta vẫn dửng dưng”sống và làm việc”coi như chết là tại số trời. Đáng buồn thay !

  2. Lam Hà nói:

    Cứ mùa mưa đến thì cũng là lúc có nhiều muỗi hơn và nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết cũng tăng cao. Các tổ chức y tế đều bắt tay vào cuộc nhưng dịch sốt xuất huyết vẫn còn và tăng cao. Dịch sốt xuất huyết như một thách thức với lỗ lực ngăn chặn nó của nhân loại cả thế kỷ nay! Cần chia sẻ những tin tức bổ ích này đến càng nhiều người càng tốt!

  3. Huyền nói:

    E có triệu chứng. Mỏi người đau cơ.đau đầu, ho, buồn ói, chảy máu răng, đau hốc mắt, đến ngày thứ 2 thì k còn đau đầu chóng mặt nữa nhưng mà bắt đầu đau họng, ngày thứ 3 thì ho nhiều hơn đau họng mà k có đờm, đến buổi tối thì buồn ói cho e hỏi nhữnh dấu hiệu này có liên quan tới sốt xuất huyết k. À còn nữa người em thì vẫn đang khỏe mạnh

  4. Bác sỹ Hùng nói:

    Khi có các dấu hiệu sau, người bệnh sốt xuất huyết cần được nhập viện điều trị ngay:

    – Cơ thể bồn chồn hoặc kích thích, vật vã, li bì…
    – Tình trạng nôn tăng.
    – Đau bụng, tăng cảm giác đau ở các phần trên cơ thể (nhức hốc mắt, đau nhức cơ thể).
    – Tiểu ít đi.- Xuất huyết bất kì chỗ nào: chảy máu chân răng, máu cam, đi tiểu, đại tiện…

    Khi đến bệnh viện – trung tâm y tế, bác sỹ sẽ đánh giá thêm 3 dấu hiệu nữa gồm: phù nề, tràn dịch; gan to; tiểu cầu giảm.

    Các bác sỹ lưu ý, người dân tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt. Nếu cần thiết phải truyền, bác sỹ sẽ có chỉ định với sự theo dõi sát sao của điều dưỡng về tốc độ truyền để tránh nguy cơ gây sốc.

    • Lạc lạc nói:

      Dạ cho e hỏi, còn e đc 5 th sốt ngày thứ 4, cứ sốt đi sốt lại, kèm theo tiêu chảy trước đó vài ngày còn e có bị muỗi đốt vài dích, mà đi khám phòng khám tư bs chuyên khoa ở nhị đồng 2 chẩn đoán con e bị loét ở vòm họng, e sợ là sốt xuất huyết, tới thì bs đo 37.7°. khi e về nhà đo lại 38°2 kg biết sao luôn. Cứ uông hết thuôc là sôt nóng lại, và bs cho kèm tiêu chảy nên giờ tiêu chảy cũng tạm ổn.

      • Jolie nói:

        Chào Chị, Chị đã đến bác sĩ thì có thể yên tâm rồi ạ! Trường hợp chị vẫn lo lắng bé bị sốt xuất huyết có thể yêu cầu làm xét nghiệm để chắc chắn nhất nhé!

  5. Anh Cafe nói:

    Theo ThS.BS. Nguyễn Trung Cấp (Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), sốt virus có những dấu hiệu khác nhau ở người lớn và trẻ em. Cụ thể như sau:

    – Sốt virus ở trẻ nhỏ: Trẻ bị sốt cao đột ngột lên đến 39-40 độ C, đau cơ bắp, đau nhức khắp mình mẩy khiến trẻ quấy khóc, đau đầu. Tuy nhiên cũng có những trường hợp trẻ bị đau đầu nhưng vẫn chơi nghịch được, hoàn toàn tỉnh táo. Sau 2-3 ngày bị sốt, trẻ nổi ban.

    Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như chảy nước mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có dỉ mắt… ảnh hưởng đến thị lực. Ở một số trẻ bị sốt cao có thể bị khó thở, co giật liên hồi.

    – Sốt virus ở người lớn: Mệt mỏi, đau người, sốt, ho và chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhức đầu (thường đến sau sốt và sau đau mỏi cơ thể), phát ban da (xuất phát từ nguyên nhân sốt virus gây ra bởi virus nên tình trạng phát ban da sẽ rất phổ biến).

    – Nguồn Tri Thức Trẻ

  6. nói:

    Cháu bị sốt xuất huyết vào buổi chiều
    Sau khi đi khám uống thuốc thì vào buổi tối không còn bị sốt nhưng dậy thì rất chóng mặt và buồn nôn
    Cho hỏi cháu có bị gì không ạ?

    • Phạm Hoàng Dương nói:

      Không biết là bạn sốt ngày thứ bao nhiêu rồi?! Bạn nên uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó là uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây có vitamin C để mau hồi phục sức khoẻ. Việc bạn chóng mặt, buồn nôn cũng là 1 triệu chứng trong bệnh sốt xuất huyết, bạn cần theo dõi xem có đau bụng, hoặc chảy máy chân răng hoặc khi đi đại tiểu tiện không nhé, đó là triệu chứng nặng cần nhập viện ngay. Thân mến!

  7. Tùng nói:

    Mình bị sốt tối hôm thứ 6. đo nhiệt độ lên tới 39.5°. Mình có ra nhà thuốc tư nhân truyền nước và uống thuốc theo bác sĩ ở nhà thuốc tư nhân cho. Tới hôm nay là 3 ngày và mình cũng truyền dc 3 chai nước rồi. Thấy hạ sốt rồi nhưng trong người cứ ngầy ngật khó chịu đầu thì cứ nặng nặng và không muốn ăn. Và mình cũng bị tiêu chảy với buồn nôn với nhức mỏi mình mẩy , ho nhiều nhưng ko thấy chảy máu gì hết. Vậy bác sĩ cho mình hỏi với những triệu chứng trên mình có bị sốt xuất huyết không vậy bác sĩ

    • Thúy Nguyễn nói:

      Để chắc chắn và đảm bảo an toàn sức khỏe của bản thân thì Anh/Chị nên đến trạm y tế, cơ sở y tế chuyên khoa, bệnh viện để được khám, làm xét nghiệm nhằm chắc chắn và chữa trị kịp thời nhé ạ!

  8. Linh Muội Nguyễn nói:

    cho e hỏi là người cứ nhức mỏi, ho đờm, ăn uống bình thường, sỗ mũi, lâu lâu bị nhức đầu vs lại hay bị nóng sốt…vậy có pải là bị sốt xuất huyết ko ạ

    • Jolie nói:

      Chào bạn, bạn có nhiều biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết, nên đến bệnh viện để được xét nghiệm, chuẩn đoán chính xác để chữa trị kịp thời nhé!

  9. Ngo dinh nam nói:

    Tôi bị bệnh từ ngày 2/7 thì ngày đầu 37.5 đến ngày nhiệt độ lên 38.5 cùng vs chán ăn đến ngày thứ 3 thì có thêm nhức đầu nhẹ và đến hiện tại là ngày hôm nay tôi bị nhức đầu nặng hơn kèm vs chán ăn nặng + buồn nôn còn dưới chân tôi có nổi mẩn đó nhưng ít từ ngày thứ 3 r

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *