Cây nguyệt quế là cây cảnh được rất nhiều gia đình yêu thích, nhưng không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc hiệu quả. Cùng Shop tinh dầu HAKU Farm tham khảo thêm về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế ra hoa quanh năm qua bài viết sau đây.

hinh anh ky thuat trong va cham soc cay nguyet que
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế đúng cách để hoa đẹp, nở rộ quanh năm

Sự thật về cái tên cây Nguyệt Quế hay Nguyệt Quới

Sau khi tìm hiểu kỹ, HAKU Farm xin đính chính một chút về thông tin đa số chúng ta đều bị nhầm lẫn.

Cây Nguyệt quế mà người Việt Nam chúng ta thường gọi thật ra có tên chính xác là Nguyệt Quới, hay còn gọi là Nguyệt Quất hoặc Cửu Lý Hương. Thông tin sai lệch tên gọi này là do một số sách báo nhầm Nguyệt Quới (Murraya paniculata) với loài Nguyệt quế thực thụ – Nguyệt quế Hy Lạp (Laurus nobilis). Vì vậy, hiện nay khi nhắc đến Nguyệt Quế thì đa số mọi người sẽ bị nhầm lẫn và nhớ đến loại cây kiểng Nguyệt Quới.

Ghi chú: Trong bài viết này, HAKU Farm sử dụng tên Nguyệt Quế thay vì Nguyệt Quới vì đây là tên gọi được biết đến, thông dụng hơn.

 

A. Phân biệt Nguyệt Quới và Nguyệt Quế Hy Lạp

1. Nguyệt Quới

hoa nguyet que
Nguyệt Quới – Orange Jasmine thường được biết đến dưới tên Nguyệt Quế tại Việt Nam.
  • Tên khác: Nguyệt Quất hoặc Cửu Lý Hương.
  • Tên khoa học: Murraya paniculata thuộc chi Murraya, họ Cam (Rutacaea).
  • Tên tiếng Anh: Orange Jasmine.
  • Nguồn gốc: từ các nước châu Á.
  • Đặc điểm: Nguyệt Quới là thực vật có hoa trắng hơi vàng, mùi thơm, hoa mọc từ chùy nhỏ ở nhách lá hay đầu cành, nở quanh năm. Quả hình bầu dục có xanh có đốm nhỏ khi còn non, chuyển đần từ cam sang đỏ khi chín. Thân gỗ thẳng nhỏ, cao từ 2-8m, dáng đẹp, có thân nhẵn. Lá kéo lông chim lẻ, mọc cách.

Tác dụng của Nguyệt Quới Orange Jasmine:

  • Nguyệt quới thường được trồng làm cây Bonsai, cây cảnh trước nhà, trong chậu, sân vườn, công viên,…
  • Gỗ nguyệt quế nhỏ, cứng có màu nhạt được dùng làm đồ mỹ nghệ.

2. Nguyệt quế Hy Lạp

nguyet que hy lap
Nguyệt quế thực thụ – Nguyệt quế La Mã tên tiếng anh là Bay Leaf, có lá to, dày cứng hơn và hoa nhỏ màu vàng.
  • Tên khoa học: Laurus nobilis thuộc họ Lauraceae.
  • Tên tiếng Anh: Bay Leaf
  • Nguồn gốc: tại khu vực ven Đia Trung Hải.
  • Đặc điểm: Cây thân gỗ hoặc cây bụi lớn, cao từ 10-18m, lá thường xanh và có mùi thơm. Lá Nguyệt Quế có khía răng cưa, thuôn dài 6-12cm và rộng từ 2-4 cm. Hoa Nguyệt Quế là hoa đơn tính, hoa đực và hoa cái mọc trên các cây khác nhau. Hoa màu vàng lục hoặc vàng nhạt, đường kính 1cm và mọc thành cặp cạnh kẽ lá. Quả nguyệt quế có màu đen, dài 1cm và có 1 hạt.

Tác dụng của Nguyệt Quế Bay Leaf

  • Lá nguyệt quế là gia vị trong ẩm thực
  • Cành để làm vòng nguyệt quế của người Hy Lạp cổ đại – phần thưởng dành cho người chiến thắng.
  • Có tính chống oxi hóa, giảm đau, chống viêm, chống co giật
  • Tinh dầu nguyệt quế Bay Leaf được dùng để làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, thư giản,….

B. Cây nguyệt quế có mấy loại?

Nguyệt quế có 3 loại phổ biến là: nguyệt quế lá lớn, nguyệt quế lá nhỏ và nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn.

1. Nguyệt quế lá lớn

nguyet que la lon
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế để cây đẹp, phát triển tốt

Nguyệt quế lá lớn có lá to, mọc thưa được trồng làm cây Bonsai kích thước lớn. Nguyệt quế lá lớn có đặc tính ưa đất pha cát, đất phù sa và chịu hạn tốt. Nên khi trồng trong chậu cần thoát nước nhanh, không nên để cây bị úng nước làm chết cây. Nên để lại vài lá, mầm ở đầu cành khi tỉa cây, không nên cắt trụi vì dễ làm chết cây.

2. Nguyệt quế lá nhỏ

nguyet que la nho
Cây nguyệt quế lá nhỏ hoa nở rộ, có giá trị kinh tế cao.

Nguyệt quế lá nhỏ là loại được người chơi Bonsai, cây kiểng ưa thích vì nở rộ và rất nhiều bông. Giống cây nguyệt quế lá nhỏ là loại có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam hiện nay.

3. Nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn

nguyet que than xoan
Nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn

Nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn là loại có thân xoắn khá độc đáo, bộ rễ đẹp hơn so với loại nguyệt quế lá nhỏ thông thường. Khi cây nguyệt quế thân xoắn cao đến 40cm thì bắt đầu xoắn lại, bện vào nhau như sợi dây thừng rất độc đáo.

Cây nguyệt quế thường trồng ở đâu?

Cây Nguyệt Quế (Nguyệt Quới) thường mọc hoang ở rừng thưa miền Bắc đến Trung Bộ, mọc dọc bờ nước, thung lũng, đồi núi và trong rừng nhiệt đới.

Hiện nay, cây Nguyệt quế được trồng ở khắp mọi nơi để làm cây cảnh, cây bonsai trước nhà, sân vườn, công viên, khu tiểu cảnh, lối đi,…

C. Cách trồng cây Nguyệt Quế và kỹ thuật chăm sóc cây Nguyệt quế

orange jasmine
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế tại nhà hiệu quả

1. Nhân giống:

Để trồng và nhân giống cây Nguyệt Quế có 4 phương pháp phổ biến là:

  • Gieo hạt.
  • Giâm cành
  • Chiết cành: nên chọn cây mẹ khỏe mạnh, chọn cành không quá già cũng không quá non để cây giống phát triển tốt.
  • Ghép mắt: nên lựa gốc cây để ghép mọc thẳng, không bị dị dạng và sâu bệnh.

2. Đất trồng

Đầu tiên ta cần chọn được loại đất trồng phù hợp với cây. đây là một trong những yếu tốc quan trọng quyết định tới sự sinh trưởng, phát triển của cây. Đất nên là loại đất thịt pha, thoát nước tốt, màu mỡ và có độ pH từ 5-7.

  • Công thức đất trộn đất trông cây nguyệt quế: đất phù xa + sơ dừa + mùn trấu + phân chuồng theo tỉ lệ 2:1:1:1

Khi nào thì cần thay đất cho cây?

Sau một thời gian trồng cây, đất sẽ hết chất dinh dưỡng, trở nên cằn cỗi, lúc này ta cũng cần phải thay đất hoặc sang chậu cho cây. Biểu hiện của đất cằn cỗi, hết chất là cây kém tươi, bắt đầu nhuốm vàng, bệnh hoạn, nhiều rễ con lồi lên mặt đất. Nếu trồng cây trong chậu thì sau 3-4 tháng nên thay đất cho cây một lần, bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất cũ và thêm hỗn hợp đất mới. Nên sang chậu vào màu xuân hoặc trước mùa mưa để cây phát triển, đâm chồi nảy lộc trong thời tiết mát mẻ.

qua nguyet que
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế

Cách thay chậu cho cây

Bước 1: Lấy cây ra khỏi chậu. Tưới nước cho cây trước 1 buổi cho đất thật nhão và chỉ cần nghiên chậu để lấy cây ra. Hoặc nếu không kịp tưới nước, ta dùng dao cùn xắn từ phần đất sát thành chậu, cho đến khi bầu đất và thành chậu tách riêng ra thì có thể nhấc cây lên.

Bước 2: Cắt bỏ bớt phần rễ lớn và rễ con đã quá già, để lại phần rễ non, bộ rễ phải gọn gàng. Cắt tỉa những cành, nhánh cây mọc không đúng và sửa sao cho cây theo ý mình trước khi cho vào chậu mới . Lưu ý: Nên dùng kéo, kềm bén để vết cắt ngọt, tránh bị giập nát.

3. Bón phân

hoa nguyet quat
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế

Cần bón phân cho cây theo chu kỳ 1-2 tháng một lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:

  • NPK 20-20-15 bón từ 5-10 gam
  • Phân Dinamix bón từ 15-20 gam

Trong thời kỳ cây đang phát triển cần bón phân kali để đảm bảo cây cứng cáp, an toàn cho cây phát triển.

nguyet quoi

4. Nước và độ ẩm:

Cây nguyệt quới cần tưới nhiều nước và thích hợp với độ ẩm cao.

5. Nhiệt độ:

Nhiệt độ thích hợp để cây có thể sống và phát triển là 13°C – 39ºC, thích hợp nhất từ 23 ºC – 29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và cây chết -5ºC.

cay nguyet que la to

6. Ánh sáng:

Nguyệt quế không thích ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp là vào buổi sáng và buổi chiều tối, lúc ánh sáng nhẹ vào ban ngày.

Khi nắm rõ các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế trên, bạn chỉ cần thêm một chút thời gian chăm bón để có những cây nguyệt quế đẹp, ra hoa quanh năm.

Xem thêm: Cách phân biệt Bạc Hà và Rau Húng – đặc điểm, tác dụng của từng loại

28 bình luận trên bài viết “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế ra hoa quanh năm

    • Avatar of Dũng
      Dũng nói:

      Cắt tỉa cành lá cho gọn. Ngừng tưới nước từ 5 đến 7 ngày. Cây sẽ cho ea cành non và nụ hoa. Sau đó tưới vừa đủ ẩm mỗi ngày là ok. Sau mỗi đợt ra hoa thì bón phân trùng quế.

  1. Avatar of Vi thị hoàn
    Vi thị hoàn nói:

    Cho em hỏi Cây NQ mà bị úng Nước la heo và rụng thì còn cứu vãn được không ạ? Nếu cứu vãn được thì bằng cách nào xin cả hội chi bảo giúp em ạ. Em cảm ơn rất nhiều ạ!

  2. Avatar of Nguyên Trí
    Nguyên Trí nói:

    Cây bị úng nước nhổ len cắt bỏ rể non trồng lại tưới nước 1 lần đầu cho đẩm sau đó chỉ cần tưới đủ ẩm cây sẽ sống lại ,sau khi cây sống lại, đợi cho lá cứng một chút mới bón phân

  3. Avatar of Huệ
    Huệ nói:

    Cho mình hỏi cây nguyệt quế nhà mình trồng 3 năm rồi.cây cũng to.nhơng hôm rồi ông xã tưới phân đạm hóa học cho cây. Làm cây chết khô rụng hết lá,thân bị khô queo.ko biết làm sao cho cây sống được ạ.mong anh em nào biết chỉ giùm.

    • Avatar of Long
      Long nói:

      Cho mình hỏi cây mình rất tốt nhưng ko ra hoa thì phải làm sao? Nếu cắt nước 1-2 ngày là cây khô héo lá do nắng thì phải làm sao?

    • Avatar of Lai Kim Lan
      Lai Kim Lan nói:

      Cây Nguyệt quế nhà mình phát triển tốt nhưng hay bị rụng lá non và nụ hoa. Mong các bạn tư vấn giúp cách khắc phục?

  4. Avatar of Minh Châu
    Minh Châu nói:

    Làm ơn cho em hỏi, nhà em có trồng 2 cây Nguyệt quế từ hạt. Em trồng đã được 2 năm rồi , cây rất tươi tốt mà sao vẫn chưa ra hoa. Rất mong sự phản hồi của các anh chị. Em xin cảm ơn.

  5. Avatar of Hug Tan Phan
    Hug Tan Phan nói:

    Noi voi HUE lay cay ra khoi chau hoac nho len tu cho trong, xong rua sach re cat bo nhung re da hu, gia kem phat trien…xong chuan bi dat tot trong lai la OK chuc thanh cong

    • Avatar of Kha
      Kha nói:

      Cảm ơn vì đã viết về cây nguyệt quới rất rõ ràng khúc chiết, phân biệt hẳn với cây nguyệt quế Hy Lạp. Xin hỏi : Lá của cây NGUYỆT QUỚI có độc không ạ? Lỡ nhai nhầm hoa hoặc lá hoặc quả của nó thì có sao không?

  6. Avatar of Dũng
    Dũng nói:

    Cho mình hỏi nguyệt quế mình trồng từ hạt giờ cây cao khoảng hơn 1m nhưng mình thấy thân cây cao và ốm yếu . Vậy mình phải xử lý thế nào , có cần cắt tỉa hay uốn gì ko? Xin cảm ơn bạn.

  7. Avatar of Hằng
    Hằng nói:

    Cho em hỏi là em trồng NQ trong chậu, cây vẫn xanh lá nhưng mà khoảng 3,4 tháng nay cây ít ra hoa lắm ạ. thỉnh thoảng chỉ có vài hoa
    Mọi người chỉ em cách cho cây ra hoa thường xuyên với ạ
    Em xin cảm ơn

  8. Avatar of Nhi
    Nhi nói:

    kinh nghiệm của minh là nếu nguyệt quế bị vàng lá, ra ít hoa thì vào buổi chiều mát dùng xẻng nhỏ cào bớt lớp đất mặt trên ra để qua 1 bên, rắc 1 lóp mỏng phân bò, tiếp đến 1 lớp bánh dầu thật mỏng, sau đó lấp đất lại tưới đẫm nước bảo đảm tháng sau hoa ra to và đẹp.
    Còn trường hợp cây lâu ra hoa hoặc không có hoa thì dùng phân KNO3 pha thật loãng với nước xịt lên cây và gốc tháng 2 lần, khoảng 2 tháng sau cây sẽ ra hoa.
    Xin chia se với mọi người vì nhà mình cũng trồng như vậy và cây ra hoa thường xuyên 1 tháng ít thì 1 lần, nhiều là 2 lần ra hoa ạ

  9. Avatar of Nguyễn Hữu Thắng
    Nguyễn Hữu Thắng nói:

    Tôi đang cần bạn chia sẻ cách làm sao trồng để ra hoa liên tục. Hoa khi tàn có cần cắt hoặc tỉa gì không?

  10. Avatar of Dao T Hai
    Dao T Hai nói:

    Một thời gian thiếu nước, 2 cây nguyệt quế trong chậu bị khô héo hết 1/2 cành lá. Mình thay đất, tưới đều đẫm, và đặc biệt tăng cường 1-2 lần nước cá (lấy ruột gan vảy cá sau khi làm cá, ngâm nước 1-2 ngày) . Chỉ 3-5 ngày sau, cây đã xanh tốt trở lại và nở hoa. Để ý lúc nào mình tưới nước cá, cây cũng tặng mình những đợt hoa nở rộ. Nước cá tuy có mùi tanh, nhất là ngâm 1-2 ngày, nhưng đặc biệt hiệu quả, không chỉ cho mỗi nguyệt quế mà vớinhiều loại hoa, rau khác trong vườn nhà.

  11. Avatar of Đăng
    Đăng nói:

    Mình thay chậu cát hết cành, cắt tỉa bớt rễ, trồng lại 1 tháng không nảy mầm, những lá còn lại héo khô, còn cứu được không

  12. Avatar of Nguyễn Hùng Việt
    Nguyễn Hùng Việt nói:

    Mình có một góc sân, muốn trồng cây nguyệt quế nhưng ít nắng quá sợ không ra hoa. Xin tư vấn của các bạn ạ.

  13. Avatar of hùng nguyễn
    hùng nguyễn nói:

    mình có một gốc nguyệt quế trên 20 tuổi, nhưng đào lên bị đứt hết rễ, bể hết bầu đất, thì phải sử lý làm sao thì cây mới sống được,

  14. Avatar of Bi
    Bi nói:

    shop cho hỏi Cây ra nụ mà mấy hôm sau hơi đen và rụng luôn
    Tết có ra hoa đợt sau đó tạo nụ tiếp nhưng rụng trước khi chưa ra hoa
    cây bị gì vậy shop..làm sao để ko bi rụng nụ. cảm ơn shop

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *