Mù tạt là một trong những gia vị lâu đời nhất và phổ biến nhất trên Thế Giới. Có khá nhiều loại mù tạt khác nhau để bạn có thể chọn được loại phù hợp với chế độ ăn uống của mình. Cùng Tinh dầu thiên nhiên HAKU Farm tìm hiểu mù tạt là gì? những loại mù tạt đang có trên thị trường hiện nay trong bài viết sau đây.
- Cineol là gì? Đặc tính, tác dụng của Cineol (Eucalyptol)
- Xô thơm là gì? Đặc điểm và tác dụng của xô thơm (đơn sâm)
Hạt mù tạt
Hạt mù tạt thu được từ quả của cây mù tạt (danh pháp hai phần: Brassica nigra) – một loài thực vật thuộc chi Brassica và Sinapis, họ Cải (Brassicaceae).
Hạt mù tạt có 2 loại, mù tạt vàng (Sinapis hirta) hay còn gọi là hạt mù tạt trắng là những loại phổ biến và có hương vị nhẹ nhất. Hạt mù tạt nâu và đen có xu hướng cay nồng hơn và được sử dụng trộn cùng mù tạt vàng để tạo ra các loại mù tạt có hương vị khác nhau. Ngoài sử dụng trong nghành thực phẩm, hạt mù tạt còn được dùng để chiết xuất dầu mù tạt hoặc chưng cất tinh dầu mù tạt.
Những sản phẩm từ hạt mù tạt phổ biến
1. Nước chấm mù tạt
Mù tạt tên tiếng Anh là “Mustard”, tiếng Pháp “Moutarde”, là một gia vị được làm từ các hạt của cây cải mù tạt.
Hạt mù tạt được xay mịn hay nguyên hạt được trộn đều với các chất lỏng như nước, giấm, nước chanh, rượu và gia vị khác nhau để tạo ra hỗn hợp mù tạt có màu sắc khác nhau từ màu vàng tươi sang màu nâu tối. Hương vị của mù tạt từ ngọt đến cay.
Mù tạt thường được ăn kèm thịt và pho mát, bánh mì hamburger, xúc xích, nước sốt, súp, hải sản,… Mù tạt là gia vị phổ biến ở Ấn Độ và Bangladesh, các vùng Địa Trung Hải, phía bắc và đông nam châu Âu, các châu Mỹ và châu Phi. 90% mù tạt trên thị trường được trồng tại Canada.
2. Dầu mù tạt
Dầu mù tạt tên tiếng Anh là Mustard Oil, được chiết xuất từ hạt mù tạt bằng phương pháp ép lạnh.
3. Tinh dầu mù tạt
Tinh dầu mù tạt tên tiếng Anh là Mustard Essential Oil, có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, làm đẹp và được chiết xuất từ hạt mù tạt ngâm nước bằng phương pháp chưng cất hơi nước.
4. Khí mù tạt
Khí mù tạt hay còn gọi là lưu huỳnh mù tạt hoặc lưu huỳnh mustards, là một chất độc tế bào, gây phồng da, phồng mụn nước khi tiếp xúc.
Khí mù tạt ban đầu có tên là LOST, khi nhà khoa học Lommel và Steinkopf phát triển phương pháp sản xuất quy mô lớn để sử dụng cho quân đội Đức vào năm 1916.
Wasabi có phải là mù tạt không?
Mù tạt và wasabi có mùi vị khá giống nhau, nhưng được làm từ nguyên liệu khác nhau.
Mù tạt được làm từ hạt của cây cải mù tạt còn Wasabi được làm từ rễ (củ) của cây Wasabi – một thực vật thuộc họ Cải (Brassicaceae), có họ hàng với các loài cải bắp, cải ngựa, cải dầu và mù tạt.
Vị cay của wasabi giống của mù tạt, kích ứng với mũi mạnh hơn tác dụng trên lưỡi. Wasabi thường được dùng cùng các món như sushi hay sashimi, nói chung hay được kèm với xì dầu. Hai loại này cũng hay được trộn lẫn cùng nhau để tạo ra một loại nước xốt ngâm, gọi là wasabi-joyu.
Wasabi thường bị làm giả bằng cây cải ngựa, để phân biệt giữa Wasabi thật và giả thì người Nhật thường gọi Wasabi thật là hon-wasabi. Các quán ăn có món sushi thường thay thế wasabi bằng cải ngựa.
Hướng dẫn cách phân biệt các loại mù tạt
1. Mù tạt xanh
Mù tạt xanh là tên gọi mà người Việt hay dùng để gọi wasabi được làm từ cải ngựa (hay còn gọi là wasabi giả). Mù tạt xanh có dạng bột và dạng kem, vị cay nồng xộc lên mũi khi dùng, thường được ăn kèm với sushi giúp khử mùi tanh, kích thích vị giác.
2. Mù tạt vàng
Mù tạt vàng là loại phổ biến nhất ở Hoa Kỳ, là mù tạt được chế biến có màu vàng tươi như bột nghệ. Mù tạt của người Hoa Kỳ thường được sử dụng để ăn kèm xúc xích, bánh mì sandwich, bánh quy và bánh hamburger. Nó cũng là thành phần của nhiều loại súp như súp khoai tây, nước sốt thịt và nước sốt salad.
3. Mù tạt Dijon
Mù tạt Dijon được sản xuất đầu tiên năm 1856, khi Jean Naigeon ở Dijon, nước Pháp thay thế giấm bằng verjuice – nước quả chua (như nước chua của quả nho xanh). Ngày nay, mù tạt Dijon thường được làm bằng rượu vang trắng thay cho nước quả chua và có thể sản xuất ở bất cứ nơi nào trên Thế Giới.
4. Mù tạt Meaux
Mù tạt Meaux được làm từ hạt mù tạt đen trộn với giấm, có hương vị nóng và sâu hơn mù tạt vàng. Đây là gia vị ưa thích trong nhiều món ăn đặc sản, các xe đẩy xúc xích nóng ở thành phố Neww York, được dùng để tẩm ướp thực phẩm hoặc phết lên bề mặt miếng thịt sau khi nướng, dùng trong các món trộn, ăn kèm với hải sản,…
5. Mù tạt dạng bột
Mù tạt bột là hạt mù tạt thô nghiền thành bột mịn. khi dùng trộn bột mù tạt với giấm hoặc nước cho đến khi tạo thành hỗn hợp, đợi khoảng 10-15 phút để giải phòng các enzyme và dầu cay.
6. Mù tạt bia
Mù tạt bia được sản xuất bằng cách sử dụng bia thay vì giấm, có nguồn gốc từ thế kỷ 20 ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ và vẫn là một gia vị địa phương phổ biến.
7. Mù tạt nguyên hạt
Mù tạt nguyên hạt được trộn lẫn với các thành phần khác tạo thành loại mù tạt đặc biệt này.
8. Mù tạt mật ong
Mù tạt mật ong giống như tên gọi của nó, là hỗn hợp mù tạt và mật ong với tỷ lệ điển hình là 1:1. Mù tạt mật ong thường được dùng kèm trên bánh sandwich, kết hợp với giấm hoặc dầu ô liu để làm salad và để nướng thịt,…
9. Mù tạt ngọt
Mù tạt ngọt có nguồn gốc từ Bavaria, được làm từ hạt mù tạt kibbled với đường, sốt táo hoặc mật ong. Các loại mù tạt ngọt khác được biết đến có nguồn gốc ở Áo và Thụy Sĩ .
Bài viết giới thiệu Mù tạt là gì? Một số loại mù tạt trên đây không phải là đầy đủ nhất, nhưng hy vọng chúng sẽ có ích cho bạn trong việc tìm ra loài mù tạt phù hợp cho mình. Ngoài ra bạn còn có thể thử làm riêng cho mình một loại mù tạt từ các loại bột, các loại giấm hay chất lỏng khác. Chúc bạn thành công sở hữu loại mù tạt với mùi vị mong muốn.
Mù tạc hay mù tạt (tiếng Pháp “moutarde”) là tên gọi chung để chỉ một số loài thực vật thuộc chi Brassica và chi Sinapis có hạt nhỏ được sử dụng để làm gia vị bằng cách nghiền nhỏ sau đó trộn với nước, dấm hay các chất lỏng khác trở thành các loại bột nhão làm mù tạc thương phẩm. Hạt của chúng cũng được ép để sản xuất dầu mù tạc, và lá non của chúng có thể ăn như một loại rau xanh.
Mù tạc trắng (Sinapis hirta) mọc hoang dại tại Bắc Phi, Trung Đông và khu vực ven Địa Trung Hải của châu Âu và được phổ biến xa hơn do gieo trồng; mù tạc nâu hay mù tạc Ấn Độ (B. juncea), có nguồn gốc từ chân dãy núi Himalaya, được trồng với quy mô thương mại tại Anh, Canada và Hoa Kỳ; mù tạc đen (B. nigra) tại Argentina, Chile, Hoa Kỳ và một số nước châu Âu. Canada trồng tới 90% sản lượng mù tạc trên thị trường quốc tế.
Ngoài mù tạc, chi Brassica còn bao gồm cả cải bắp, súp lơ, cải dầu và cải củ v.v.
Có những nghiên cứu gần đây nhằm tạo ra các giống mù tạc có chứa hàm lượng dầu cao hơn để sử dụng trong sản xuất dầu điêzen sinh học, một loại nhiên liệu lỏng tái sinh tương tự như dầu điêzen. Dầu điêzen sinh học từ dầu mù tạc có các tính chất chịu lạnh tốt và có chỉ số cetan khá. Bã còn lại sau khi ép dầu cũng là một loại thuốc trừ sâu có hiệu quả. xem ở đây
Quan hệ di truyền thú vị giữa các loài mù tạc đã được theo dõi, và được miêu tả như là tam giác U.
Tại Trung Âu, những cánh đồng hoa nở vàng vào cuối mùa hè và đầu mùa thu hầu hết là cải mù tạc để dùng làm phân xanh sau mùa vụ chính, không phải là cải dầu như nhiều người nhìn nhầm.[1]
Tại Trung Á, hoa thường nở vào tháng 1 đến tháng 3.
– Theo Wikipedia.